Hôm rồi tôi gặp một anh làm du lịch quốc tế vào Việt Nam từ năm 1994, anh đang khởi động lại công ty du lịch inbound của mình sau mấy năm sóng gió vừa qua.

Cách đây vài tuần tôi cũng một anh bạn làm du lịch quốc tế vào Việt Nam kinh nghiệm hơn 10 năm, anh từng là CEO và cổ đông một công ty du thuyền, anh đang mở một công ty du lịch inbound mới.

Cũng trong thời gian đó tôi trò chuyện với một doanh nghiệp du lịch hơn 20 năm, nhắc tên trên thị trường ai cũng biết.

Hầu hết mọi người tôi gặp đều quan tâm đến SEO (Search Engine Optimization: hiểu đơn giản là cách tối ưu website để website của bạn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google). Mọi người hỏi nhiều về SEO.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của mình về SEO và cách thức để bạn có khách hàng tiềm năng trên internet: nhanh chóng, hiệu quả, không cần nhiều chi phí.

Tôi sẽ không làm SEO ngay cả khi mới bắt đầu làm digital marketing hay đã làm được một thời gian rồi!

Vì sao tôi không làm SEO? Trong khi SEO là chuyên môn mà tôi học, hiểu, trải nghiệm 10 năm nay?

Tôi học và làm SEO của anh Linh, anh Thành Litado và anh Đăng, anh Tuệ quảng cáo Google cách đây hơn 10 năm.
Một mình tôi từng SEO 1 website hơn 4 triệu người truy cập

Hiểu về bản chất SEO và traffic

Tôi muốn chia sẻ với bạn thông tin trên để bạn hiểu rằng tôi đã có 10 năm học và làm SEO, tôi hiểu rõ về giá trị của SEO, SEO rất tốt, nhưng tôi nhìn thấy trong SEO có những điểm hạn chế.

Trước khi đi sâu vào điều đó tôi muốn nói về: traffic.

1. Traffic là gì? Có những loại traffic nào?

Traffic là lưu lượng truy cập của khách hàng tiềm năng vào website của bạn.

Bạn kinh doanh trên internet, thay vì có 1 văn phòng/cửa hàng ở offline, bạn có 1 văn phòng/cửa hàng trên internet.

Và mục tiêu cần làm là: đưa thật nhiều người vào cửa hàng nhà bạn và tăng tỷ lệ người vào mua hàng từ 1% lên 3% – 5% – 10% – 20% (và nhiều hơn thế nữa) phải không nào?

Có 3 loại traffic:

+ Traffic trả phí: bạn trả tiền cho Google, Facebook, Youtube, Instagram, Twitter, LinkedInn, Tiktok…vv để họ quảng cáo nội dung/trang/sản phẩm của bạn đến với nhiều người. Và nhờ quảng cáo đó có nhiều khách hàng tiềm năng đến website của bạn, đó là traffic trả phí.

Ưu điểm của nó là: nhanh, ngay lập tức bạn có thể tiếp cận hàng chục nghìn, trăm nghìn, triệu người, miễn là bạn có đủ tiền.

Nhược điểm của nó là: khi bạn hết tiền quảng cáo thì quảng cáo sẽ dừng, bạn không có thêm khách hàng mới nữa.

=> Bài toán cần giải ở đây: làm thế nào để 1 đồng bạn bỏ ra cho quảng cáo, mang lại cho bạn 1,5đ, 2đ, 3đ…vv và nhiều hơn thế nữa?

+ Traffic miễn phí: bạn xây dựng website, viết content chất lượng, tối ưu các thẻ heading, tiêu đề bài viết, bạn làm backlinks, bạn đổ traffic vào website => đó là SEO và là một trong những cách để có free-traffic (gọi là free-traffic nhưng thực chất bạn vẫn cần bỏ tiền ra thuê nhân sự làm content, làm backlinks, tối ưu on-page)

Bạn xây dựng kênh youtube, tiktok, instagram, facebook bằng cách làm content, đi quảng cáo trong các group hoặc xây dựng group của riêng mình.

Và đến 1 thời gian các kênh bạn xây mang lại cho bạn traffic đều đặn mà không phải bỏ tiền quảng cáo.

Ưu điểm của cách làm này: bạn có 1 nguồn traffic đều đặn, không phải trả tiền quảng cáo vẫn có khách hàng

Nhược điểm của nó: bạn cần nhiều thời gian, công sức, bạn không chủ động và đối thủ cạnh tranh nhiều. Free-traffic ngày càng khó làm.

+ Traffic sở hữu: đây là loại traffic mà tôi yêu thích nhất.

Hãy tưởng tượng về traffic sở hữu như thế này: giờ thay vì bạn có một kênh 30.000 lượt follows trên Facebook/Youtube, hay 100.000 lượt followers trên Tiktok, hoặc 5.000 lượt truy cập vào website hàng ngày.

Bạn sẽ có 1 danh sách khách hàng tiềm năng (tên, email, số điện thoại): 10.000 người.

Khác với free-traffic và paid-traffic là bạn sở hữu thông tin khách hàng này (giống như Youtube, Facebook, Tiktok…vv sở hữu các tài khoản trên nền tảng của họ).

Bạn có thể soạn email gửi cho khách hàng tiềm năng bất cứ khi nào bạn muốn.

Bạn cũng có thể cho trợ lý gọi điện cho khách hàng để bán hàng.

Kể cả khi group của bạn sập, facebook của bạn bị khóa tài khoản quảng cáo, SEO của bạn bị tụt thứ hạng…vv thì danh sách của bạn vẫn còn.

Ưu điểm của traffic sở hữu: chi phí marketing rất thấp, sở hữu nên độ an toàn cao.

Nhược điểm của traffic sở hữu: khó xây dựng, mất thời gian ban đầu.

2. Bản chất của SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization: tức là bạn tìm cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để website có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bings, Cốc cốc…vv

Khi khách hàng tìm 1 từ khóa như “du lịch Việt Nam/du lịch Đà Nẵng”, nếu website nào có nội dung liên quan, có độ uy tín cao trên internet sẽ được đề xuất lên trên trang đầu.

Làm thế nào để đánh giá 1 website uy tín hay không? Trong SEO có 2 phần chính:

+ On-page: những công việc bạn sẽ tối ưu trên website như chọn mã nguồn website, tối ưu thẻ heading, title, chèn từ khóa, sitemap, index nội dung, viết bài thường xuyên, xây dựng liên kết nội bộ giữa các bài viết theo các mô hình kim tự tháp/silo…vv

Bạn có thể hiểu website giống như 1 cửa hàng, việc làm onpage là bạn tối ưu sao cho nổi bật với cả khách hàng, lẫn “người đánh giá của Google” (Google có AI đánh giá thứ hạng website và xem đâu là website phù hợp nhất để đưa lên đầu)

+ Off-page: sau khi bạn có 1 cửa hàng đẹp rồi, làm sao để bạn có thể trở thành một cửa hàng được mọi người gợi ý nhiều? Bạn sẽ cần nhiều người giới thiệu về cửa hàng của mình phải không? Bạn cũng cần có nhiều người ra vào cửa hàng đó hàng ngày, càng nhiều thì cửa hàng của bạn càng uy tín phải không?

Phần người vào cửa hàng chính là: traffic => bạn tìm cách để có nhiều người vào website của mình và họ ở trên website càng lâu chứng tỏ website của bạn càng uy tín.

Phần mọi người nói về cửa hàng của bạn chính là: các back-link (đường dẫn) từ website khác trỏ về (nói về/giới thiệu về) website của bạn.

Bản chất của SEO là bạn cần làm tốt 3 phần

+ Tối ưu on-page (việc này auto phải làm thật tốt)

+ Tăng traffic vào website và giữ chân họ ở càng lâu càng tốt (bạn có thể tăng traffic vào website bằng nhiều cách khác nhau và paid traffic chính là một phần để làm điều đó)

+ Tăng số lượng và chất lượng backlink dẫn về website của bạn (tưởng tượng: 1 bác Chủ Tịch Nước giới thiệu về bạn sẽ có hiệu quả hơn 1000 người bạn thông thường)

Lý do tại sao tôi không lựa chọn SEO trước?

1. Vì SEO cần nhiều thời gian, tiền bạc và công sức

SEO với tôi là một núi công việc vô cùng lớn. Thực tế từ năm 2017, khi đó website của tôi vẫn đang có thứ hạng cao trên Google, nhưng tôi nhìn thấy sự xuất hiện của các đơn vị lớn như Vntrip, Divui, Klook, Traveloka…vv họ bắt đầu SEO, chưa kể những cá nhân khác, tôi nhìn thấy rằng mình sẽ gặp nhiều khó khăn nên quyết định mở rộng cách thức triển khai.

Và tôi nhìn lại thấy đó là một bước đi chính xác.

2. Vì SEO thiếu tính chủ động

Khi chuyển sang tập trung các phương thức khác, tôi nhận ra SEO chỉ là một phần nhỏ để mang traffic về website. Và SEO thiếu chủ động.

Ví dụ: bạn muốn SEO từ “tour du lịch Việt Nam” sẽ rất khó vì các đơn vị trước đó đã làm mạnh. Bạn chỉ có thể SEO các từ liên quan khác, có website tôi thấy SEO các từ như: áo dài, tết, bánh mì…vv thì tỷ lệ cao không phải người mua hàng.

SEO là như thế: từ khóa chuyển đổi cao thì khó lên vì ai cũng làm, từ khóa dễ dàng thì không chuyển đổi.

Chưa kể trang đích (đường dẫn website) mà bạn SEO, tôi thấy hầu hết mọi người đều chưa tối ưu chuyển đổi trên trang đó, chưa tối ưu làm sao 1 người vào trang sẽ điền form, nhắn tin…vv

3. Vì SEO cạnh tranh cao

Bạn thử lên Google và tìm kiếm từ khóa của mình xem, trên đó đã có bao nhiêu người làm SEO rồi. Hãy mở 20 website top đầu ra và xem nội dung của họ đã làm, website của họ đã xây và bạn thử xem mình cần bao nhiêu thời gian, tiền bạc và công sức để vượt qua họ?

Tôi là một người 10 năm kinh nghiệm SEO, tôi hiểu rằng để SEO một website tốn rất nhiều nguồn lực, bạn phải trả tiền cho từng bài viết nếu thuê ngoài, back-link cũng phải đi mua, traffic ban đầu không có cũng phải tìm cách bỏ tiền ra “bơm” vào.

Nếu không làm SEO tôi sẽ làm gì?

Không phải tôi không làm SEO, mà thời điểm làm SEO sẽ là khi nào mà thôi!

Tôi sẽ làm SEO sau khi tôi làm tất cả những việc bên dưới thực sự tốt rồi.

1. Tôi xây dựng 1 website và đầu tư ngân sách vào traffic trả phí

Tôi thiết kế 1 website, bắt đầu làm nội dung trên website đó: bài giới thiệu về công ty, về sản phẩm, nội dung trang blog, testimonial, thiết kế 1 trang landing-page trong đó có nội dung bài bán hàng được thiết kế kĩ.

Sau đó tôi trả tiền để quảng cáo có traffic ngay.

Google là kênh có tỷ lệ chuyển đổi nhanh và cao vì ở đó mọi người vào để tìm mua hàng.

Facebook, Youtube, Instagram cũng là kênh tôi sẽ xuất hiện và test xem kênh nào chi phí ra khách hàng tiềm năng rẻ.

Tôi sẽ gắn mã trên website để remarketing khách hàng ở trên nhiều kênh khác nhau: ví dụ khách hàng vào từ Google, tôi sẽ remarketing họ trên youtube, facebook, instagram => chi phí này rất rẻ.

Và tôi cũng tối ưu trên website để khách hàng tiềm năng điền form để chúng tôi tư vấn cho họ (ở đây thường dùng các quà tặng miễn phí để trao giá trị trước cho khách hàng)

2. Tôi sẽ tối ưu tỷ lệ chuyển đổi: test nội dung quảng cáo, nội dung trên website, tiêu đề bài viết và tìm cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trước

Sau khi setup xong, tôi sẽ tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, test nhiều mẫu quảng cáo khác nhau.

Bạn biết không: cùng là 1 nội dung video, nhưng 2 mẫu tiêu đề khác nhau có thể tăng hoặc giảm từ 5-30% tỷ lệ chuyển đổi.

Cùng là 1 trang đích (landing-page), nhưng bố cục, tiêu đề, nội dung trình bày thay đổi 1 chút tôi có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 2,6% đến 29% (100 người có 2,6 người điền form, tăng lên 29 người)

Tôi sẽ tối ưu kỹ từng phần nhỏ và chỉ mở rộng những thứ hiệu quả.

3. Tôi tìm cách tối ưu chuyển đổi traffic vào website thành người mua hàng

Sau khi setup 1 hệ thống quảng cáo thu hút traffic chủ động, tối ưu tỷ lệ điền form, tôi tiếp tục theo dõi và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.

Một khách hàng của chúng tôi chỉ thay đổi 1 phần nhỏ trong file báo giá, có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 10% lên 20%. Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí marketing, hoặc tăng trưởng như thế nào với những thay đổi kiểu đó.

4. Tôi xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng của mình

Trong cả quá trình làm, một việc tôi luôn ưu tiên là sở hữu danh sách khách hàng tiềm năng của mình.

Với thị trường quốc tế: tôi ưu tiên sẽ thu thập tên, email của khách hàng.

Với thị trường nội dung: tôi có thể thu thập email hoặc sử dụng phần mềm chatbot để thu thập tài khoản facebook.

Tôi gửi thông tin giá trị, trao giá trị, xây dựng mối quan hệ và có những chiến dịch marketing để tối đa hóa giá trị trên mỗi LEAD (khách hàng tiềm năng) chúng tôi đã bỏ tiền ra mang về.

5. Tôi phát triển kênh free-trafic

Sau khi làm những thứ trên hiệu quả, tôi sẽ đầu tư phát triển các kênh free-traffic để có hiệu quả lâu dài.

Bạn có thể thấy cách làm trên, tôi đã chuẩn bị trước cho SEO bằng cách: tối ưu SEO on-page, làm nội dung chất lượng, tối ưu chuyển đổi trên landing-page và tăng lượt traffic vào website.

Sau đó chỉ cần build back-link là chỉ số SEO sẽ tăng.

Tôi muốn nhấn mạnh là: tôi không quan trọng SEO hay Google/Facebook Ads, điều tôi tập trung là 100 traffics vào website, có bao nhiêu người trở thành khách hàng tiềm năng và có bao nhiêu người mua hàng?

Số tiền bỏ ra để có 100 traffics đó là bao nhiêu? Lời hay lỗ khi làm digital marketing?

Tôi cũng sẽ không chỉ đăng bài quảng cáo dịch vụ của mình trên facebook mỗi ngày

Nội dung trước là nói về SEO, còn bên dưới đây là một cách làm khác mà mọi người cũng hay làm để có khách hàng tiềm năng: Đăng bài mỗi ngày trên facebook cá nhân, vào group comment (spam thông tin) là tốt rồi, nhưng với tôi đó chưa phải là cách tối ưu.

Lý do #1: Số lượng danh sách bạn bè và follower trên facebook của bạn giới hạn.

Lý do #2: Không ai muốn nghe một người suốt ngày quảng cáo sản phẩm dịch vụ.

Lý do #3: Mọi người cũng đều làm như thế cả!

Cách làm rất đơn giản: hãy chia sẻ 4 nội dung giá trị, giúp ích cho khách hàng và sau đó là 1 content bán hàng.

Hãy chia sẻ!

Hãy trao đi giá trị!

Hãy đóng gói kiến thức trong đầu bạn và đưa lên internet để làm marketing thu hút khách hàng tiềm năng.

Khi bạn thấy lượng tương tác thấp, thì bạn cần xem lại content của mình đã làm, có nhàm chán quá không? Có thiếu giá trị không?

Nếu có thì bạn nên chia sẻ nhiều thông tin, kiến thức hữu ích giá trị liên quan đến sản phẩm dịch vụ của mình trên facebook cá nhân/fanpage hoặc group.

Bạn sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên internet.

Nếu bạn chưa biết cách làm điều đó: bạn có thể đăng ký khóa học tại đây https://quatang.10xtourismbusiness.com/dang-ky-truyen-nghe

Tư vấn digital marketing miễn phí

Mỗi tuần tôi dành 5 buổi tư vấn (trong 45 – 90 phút), trò chuyện chia sẻ về digital marketing miễn phí dành cho các bạn đang làm ngành du lịch, dịch vụ. Tôi sẽ giúp bạn biết cách phát triển thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên internet (hoàn toàn miễn phí).

Tặng bạn cả những khóa học làm content, quay dựng video, quảng bá dịch vụ miễn phí.

Đăng ký đặt lịch tại đây: https://calendly.com/wonderfulvietnam/digital-marketing-nhan-qua